Thủ Tục Hành Chính Công
THỦ TỤC |
Thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với các đối tượng bảo trợ xã hội (bao gồm cả người KT, người khuyết tật mang thai nuôi con dưới 36 tháng tuổi)
THÔNG TIN LIÊN QUAN |
Thời gian giải quyết: 32 ngày
Lệ phí: 0 đ
GIỚI THIỆU TRÌNH TỰ THỦ TỤC THỰC HIỆN |
3.1 Thực hiện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đối tượng bảo trợ xã hội hoặc người giám hộ của đối tượng làm hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định, nộp qua bộ phận một cửa của UBND cấp xã .
- Bước 2:
+ Cán bộ thường trực tại bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn đối tượng bổ sung, hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì viết giấy biên nhận hồ sơ.
+ Trong thời hạn 15 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt) thực hiện xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở UBND cấp xã trong thời gian 07 ngày. Khi hết thời gian niêm yết, nếu Không khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt bổ sung biên bản họp kết luận của Hội đồng xét duyệt vào hồ sơ của đối tượng, trình Chủ tịch UBND cấp xã.
Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Hội đồng xét duyệt kết luận và công khai về vấn đề khiếu nại, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản (kèm theo hồ sơ của đối tượng) gửi Phòng Lao động - TB&XH qua trung tâm Hành chính công cấp huyện.
- Bước 3:
+ Cán bộ của Phòng Lao động - TB&XH trực tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ theo quy định.
+ Phòng Lao động - TB&XH thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp xã hội cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - TB&XH phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng.
- Bước 4: Đối tượng nhận kết quả qua bộ phận một cửa của Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định.
b) Cách thức thực hiện: Lựa chọn nộp hồ sơ qua bộ phận một cửa của Uỷ ban nhân dân cấp xã bằng một trong các cách thức sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp;
- Gửi hồ sơ qua đường bưu điện (gửi qua bưu điện thông thường hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích);
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ khai của đối tượng (theo mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC, trong đó:
+ Mẫu số 1a: Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.
+ Mẫu số 1b: Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5
Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.
+ Mẫu số 1c: Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.
+ Mẫu số 1d: Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP
+ Mẫu số 1đ: Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP).
- Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an cấp xã.
- Bản sao giấy khai sinh đối với trường hợp trẻ em.
- Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV.
- Bản sao giấy khai sinh của con của người đơn thân đối với trường hợp người đơn thân nghèo đang nuôi con.
- Sơ yếu lý lịch của người nhận chăm sóc người cao tuổi có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC đối với đối tượng là người cao tuổi thuộc hộ nghèo Không người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, Không điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 32 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng. 42 ngày làm việc đối với trường hợp có khiếu nại, tố cáo (không kể thời gian di chuyển hồ sơ). Trong đó:
- Uỷ ban nhân dân cấp xã: 22 ngày làm việc. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo: 32 ngày làm việc.
- Phòng Lao động - TB&XH, Uỷ ban nhân dân cấp huyện: 10 ngày làm việc.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ hoặc người giám hộ của đối tượng bảo trợ xã hội.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã; Phòng Lao động - TB&XH, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d và 1đ ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.)
- Đơn của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
- Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động - TB&XH và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
3.2 Điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân liên quan có kiến nghị về việc đối tượng không còn đủ điều kiện hưởng hoặc thay đổi điều kiện hưởng, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nộp qua bộ phận một cửa của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Bước 2:
+ Cán bộ thường trực tại bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, viết giấy biên nhận theo quy định.
+ Trong thời hạn 15 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt) thực hiện xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở UBND cấp xã trong thời gian 07 ngày. Khi hết thời gian niêm yết, nếu Không khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt bổ sung biên bản họp kết luận của Hội đồng xét duyệt vào hồ sơ của đối tượng, trình Chủ tịch UBND cấp xã.
Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Hội đồng xét duyệt kết luận và công khai về vấn đề khiếu nại, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản (kèm theo hồ sơ) gửi Phòng Lao động - TB&XH qua Trung tâm Hành chính công cấp huyện.
- Bước 3:
+ Cán bộ của Phòng Lao động - TB&XH trực tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ theo quy định.
+ Phòng Lao động - TB&XH thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều chỉnh hoặc thôi hưởng trợ cấp xã hội cho đối tượng.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định điều chỉnh hoặc thôi hưởng trợ cấp xã hội cho đối tượng.
- Bước 4: Đối tượng nhận kết quả qua bộ phận một cửa của Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định.
b) Cách thức thực hiện: Lựa chọn nộp hồ sơ qua bộ phận một cửa của Uỷ ban nhân dân cấp xã bằng một trong các cách thức sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp;
- Gửi hồ sơ qua đường bưu điện (gửi qua bưu điện thông thường hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích);
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm:
Văn bản kiến nghị của đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân liên quan.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 32 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng. 42 ngày làm việc đối với trường hợp có khiếu nại, tố cáo (không kể thời gian di chuyển hồ sơ). Trong đó:
- Uỷ ban nhân dân cấp xã: 22 ngày làm việc. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo: 32 ngày làm việc.
- Phòng Lao động - TB&XH, Uỷ ban nhân dân cấp huyện: 10 ngày làm việc.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của Chính phủ hoặc người giám hộ của đối tượng bảo trợ xã hội.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định điều chỉnh hoặc thôi hưởng trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
- Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động - TB&XH và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
- Áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em
- Thủ tục Chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em
- Thủ tục hỗ trợ dinh dưỡng nâng cao thể trạng hằng tháng cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em dưới 24 tháng tuổi sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS; hỗ trợ hằng tháng cho trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, không có nguồn nuôi dưỡng
- Thủ tục Hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em là nạn nhân của tai nạn thương tích hoặc bị bạo lực dẫn đến tử vong hoặc có tỷ lệ thương tật là 21% trở lên
- Thủ tục hỗ trợ trẻ em có tổng chi phí khám, chữa bệnh từ 5 triệu đồng trở lên cho 01 lần khám, chữa bệnh; trẻ em có tổng chi phí khám, chữa bệnh nhiều lần từ 10 triệu đồng trở lên trong 01 năm; trẻ em có tổng chi phí khám, chữa bệnh từ 10 triệu đồng trở lên cho 01 lần khám, chữa bệnh; trẻ em có tổng chi phí khám, chữa bệnh nhiều lần từ 15 triệu đồng trở lên trong 01 năm (một năm được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12/của năm dương lịch)
- Thủ tục hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân